Nguyên nhân và cách sửa chữa nhà bị nứt tường

cach-sua-chua-nha-bi-nut-tuong

 Tường nhà bị nứt là việc khá phổ biến và thường gặp trong các công trình. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nghiêm trọng nếu không xử lý ngay thì sẽ rất nguy hiểm. Vì khi tường bị nứt sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết nguyên nhân và cách sửa chữa nhà bị nứt tường hiệu quả nhất.

Nguyên nhân làm cho tường nhà bị nứt

Để phòng tránh và có đưa ra cách sửa chữa nhà bị nứt tường phù hợp với vết nứt. Chủ nhà và đội ngũ thi công công trình cần phải được 4 nguyên nhân gây nứt tường sau đây:

nguyen-nhan-la-tuong-nha-bi-nut
Nguyên nhân là tường nhà bị nứt

–    Do thời tiết và khí hậu khắc nghiệt: Nắng mưa thất thường, nắng nóng kéo dài hay khi trời mưa kéo dài lâu ngày.
–    Do quá trình xây dựng không tô trát đúng kỹ thuật: Gạch men và gạch bê tông không được gài vào nhau, mác tô vữa quá già hoặc quá non.
–    Móng nhà kém vững chắc, được xây trên nền đất lún: Quá trình xây dựng, thợ xây và chủ nhà đã không tính được độ nặng và lún của nền móng. Cột bê tông không chống đỡ được lực nặng cao.
–    Do con người tác động: việc khoan, đục tường, bắt vít, đóng móc treo, đóng đinh,… khi lắp các thiết bị dân dụng hoặc nội thất.

Những cách sửa chữa nhà bị nứt tường hiệu quả nhất

Nếu nhà bạn có hiện tượng bị nứt, dù là vết nứt lớn hay nhỏ thì đều cần phải lên phương án sửa chữa nhà ngay. Nếu không vết nứt sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, gây gây nguy hiểm cho người trong nhà. Sau đây là những cách sửa chữa tường nhà bị nứt hiệu quả nhất cho bạn tham khảo.

cach-sua-chua-nha-bi-nut-tuong
Cách sửa chữa nhà bị nứt tường

Trám vết nứt trên tường bằng vữa sửa chữa Monos
Đối với những vết nứt đã lâu và không còn nứt tiếp, bạn có thể sử dụng cách này. Ưu điểm là vữa Monos có thể đồng nhất với bê tông, dễ phủ sơn che vết sửa chữa. Nhược điểm là không có tính đàn hồi, nếu tường bị nứt tiếp nứt tiếp thì nguy cơ sẽ nứt luôn theo mạch vừa sửa chữa.
Quá trình thi công: Đầu tiên phải mở rộng miệng vết nứt và vệ sinh sạch sẽ rồi tạo ẩm. Sau đó dùng vữa sửa chữa Monos trám vào vết nứt. Tiếp theo là làm phẳng, đợi khô, cuối cùng là sơn lại. Cần thi công lúc thời tiết dịu mát, không nắng gắt.
Trám vết nứt tường bằng keo Flex
Loại keo này có thể dùng được với vết nứt có khả năng bị nứt tiếp. Ưu điểm là có khả năng kéo dãn tốt, khi vết nứt rộng ra, keo có thể dãn theo che kín vết nứt ở một giới hạn nhất định. Nhược điểm là vì có tính đàn hồi nên không giống với bê tông, ít ăn sơn và dễ bị lộ vết sửa chữa.
Quá trình thi công: Mở rộng miệng vết nứt tường và vệ sinh sạch sẽ, để khô ráo. Trám vết nứt bằng keo sau đó gặt phẳng, đợi khô rồi thì mài nhẵn và sơn lại. Nên làm lúc trời dịu, không có nắng gắt hoặc mưa.
Trám vết nứt tường bằng keo PU
Với những vết nứt có khả năng còn nứt tiếp và cần thêm khả năng chống thấm. Ưu điểm là: độ giãn nở tốt, nở nhiều hơn khi gặp nước. Nếu miệng vết nứt rộng ra, keo có thể che kín được. Nhược điểm là chỉ thi công được mặt tường bên trong nhà, mặt ngoài nên trám bằng vữa trước. Tốn nhiều chi phí và công thợ, không dùng được cho vết nứt dưới 1mm.
Quá trình thi công: khoan lỗ để cắm kim bu lông chuyên dụng sau đó trám kín. Tiếp theo, dùng máy bơm áp lực bơm keo vào vết nứt từ dưới lên, đợi keo khô cắt kim rồi sơn lại.
Như vậy, bài viết của công ty H-C-M đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân và cách sửa chữa nhà bị nứt tường. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ biết cách phòng và xử lý vết nứt hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *